PHẪU THUẬT TREO CUNG MÀY TRỰC TIẾP

PHẪU THUẬT TREO CUNG MÀY TRỰC TIẾP
Danh Mục Kỹ Thuật

PHẪU THUẬT TREO CUNG MÀY TRỰC TIẾP

07/01/2025

I. ĐỊNH NGHĨA

- Phẫu thuật treo cung mày là phẫu thuật điều chỉnh vị trí của cung mày.

II. CHỈ ĐỊNH

- Cho những người bệnh sa trễ da mi trên hoặc thừa da trán.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mắc các bệnh lý khác về mắt như u xơ thần kinh, nhược cơ...

- Tình trạng toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.

- Bệnh chuyển hóa.

- Bệnh rối loạn đông máu.

- Các bệnh lý tại mắt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa mắt và có chứng chỉ/chứng nhận về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc bác sỹ có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh theo chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

2. Phương tiện

- Bộ phẫu thuật mi.

- Kính lúp hay sinh hiển vi phẫu thuật.

- Chỉ khâu Vicryl 5/0, Nylon 6.0 hoặc các loại chỉ tương đương.

- Máy đốt điện cầm máu.

- Dung dịch như: Betadin 10, 5%.

- Thuốc tê tại chỗ: Lidocain + Adrenalin.

- Dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh.

3. Người bệnh

- Giải thích về cách thức phẫu thuật, kết quả và biến chứng có thể xảy ra cho người bệnh và người nhà.

- Người bệnh ký cam kết phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định của Bộ Y tế.

- Mô tả tổn thương bằng hình vẽ.

- Ghi rõ dự kiến phương pháp định thực hiện.

4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 2h

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Nằm ngửa

2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ.

3. Kỹ thuật:

3.1. Điều dưỡng dụng cụ, KTV gây tê:

- Chuẩn bị NB:

  • Gây tê tại chỗ
  • Vẽ đánh dấu vùng cần phẫu thuật trên cung mày.
  • Thiết lập đường truyền tĩnh mạch

- Trải săng:

  • Sát trùng vùng cần phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn
  • Trải săng phẫu thuật.

3.2. Bác Sĩ:

- Gây tê: Chích tê vùng cần phẫu thuật

- Rạch da:

  • Rạch da vùng đã đánh dấu. Cắt da và lớp trung bì bên cung mày.
  • Cầm máu kỹ.

- Khâu: Khâu treo từng lớp.

- Kiểm tra:

  • Cân đối, hài hòa
  • Vết mổ khâu kín
  • Không chảy máu vết mổ


VI. HẬU PHẪU - THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ HẬU PHẪU

- Hậu Phẫu:

  • Giữ vết thương khô sach
  • Uống thuốc theo toa
  • Tái khám sau 1 tuần và khi có dấu hiệu bất thường
  • Chảy máu: hiếm gặp gây tụ máu da mi. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
  • Hoại tử: Một phần hoặc toàn bộ. Xử trí : Cắt lọc, làm sạch lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
  • Sẹo xấu, sẹo co.


1. Điều trị sau mổ

- Thuốc kháng sinh và chống viêm tại chỗ và toàn thân nếu có chỉ định.

- Thuốc giảm phù nề nếu cần.

- Thuốc dinh dưỡng giác mạc.

2. Theo dõi

- Trong phẫu thuật: mạch, nhiệt độ, huyết áp.

- Sau phẫu thuật: theo dõi tình trạng mép mổ, các biến chứng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn sau mổ.

 

VII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

1. Biến chứng trong phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu bằng dao điện.

- Tổn thương nhãn cầu: xác định nguyên nhân và xử trí.

2. Biến chứng sau phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu.

- Hở mi: điều trị theo mức độ hở.

- Nhiễm trùng: điều trị kháng sinh tại chỗ và toàn thân.

- Xuất huyết trước cân vách hốc mắt: theo dõi, chườm lạnh.

- Xuất huyết hốc mắt: theo dõi và dẫn lưu máu tụ hốc mất nếu cần.


(Tham khảo chính  theo Quyết định số 3449/QĐ-BYT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.

We use cookies to personalize content and to analyze our traffic. Please decide if you are willing to accept cookies from our website.