PHẪU THUẬT LẤY SỤN VÁCH NGĂN MŨI LÀM VẬT LIỆU GHÉP TỰ THÂN

PHẪU THUẬT LẤY SỤN VÁCH NGĂN MŨI LÀM VẬT LIỆU GHÉP TỰ THÂN
Danh Mục Kỹ Thuật

PHẪU THUẬT LẤY SỤN VÁCH NGĂN MŨI LÀM VẬT LIỆU GHÉP TỰ THÂN

03/01/2025

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật lấy sụn vách ngăn mũi làm vật liệu ghép tự thân là phương pháp dùng vật liệu độn tự thân để đưa vào làm sống hoặc đầu mũi.

 

II. CHỈ ĐỊNH

- Cách 1: Qua đường bóc tách từ đầu mũi, trụ trong sụn cánh mũi 2 bên trong phẩu thuật nâng mũi cấu trúc. Kỹ thuật này được trình bày trong bài riêng.

- Cách 2: Qua đường mổ kín tại tiền đình mũi.

 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác.

- Các bệnh lý khác chưa điều trị ổn.

1. Người thực hiện

- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 01 phụ phẫu thuật.

- Kíp gây tê: 01 Bác sỹ, 01 phụ

- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 hộ lý

2. Người bệnh

- Bệnh án ngoại khoa.

- Thực hiện xét nghiệm cơ bản cho phẩu thuật gây tê.

- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình vùng mũi.

- Kim chỉ.

4. Thời gian: 1h - 3h


IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Nằm ngửa

2. Vô cảm: gây tê tại chỗ

3. Kỹ thuật

3.1. Điều dưỡng dụng cụ, Bác sĩ: Chuẩn bị NB

- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch

- Chuẩn bị thuốc cho gây tê tại chỗ

- Sát trùng vùng cần phẩu thuật bằng dung dịch của người sát khuẩn.

- Trải săng phẩu thuật.

3.2. Bác sĩ: Gây tê

- Chích tê tách lơp snieme mạc vách ngăn mũi ra khỏi sụn vách ngăn

- Thuốc tê Lidocaine 1% với adrenaline 1:100000

3.3. Bác sĩ: Rạch niêm mạc. Bóc tách, lấy sụn

- Dùng dao rạch dọc niêm mạc vách ngăn chỗ tiêm tê để tạo đường vào. Đường rạch vừa qua khỏi lớp màng sụn là dừng.

- Dùng kéo hoặc spatule bóc tách sụn vách ngăn ra khỏi màng sụn. Tách theo hướng đi sâu vào lỗ mũi trong và xuống nền xương lá mía.

- Dùng dụng cụ chuyên biệt lấy sụn vách ngăn đến tận chỗ tiếp giáp với xương.

- Chừa lại pần sụn vách ngăn có hình chữ L với bề dày sụn từ mép cắt đến bờ trên (sống mũi) và bờ trước (trụ mũi) từ 1 -1.5 cm để tránh sụp mũi về sau.

- Khâu vết thương: khâu niêm mạc chỉ tan 6.0

- Cố định: Băng nẹp mũi.

3.4. Bác sĩ: Kiểm tra

- Cân đối, hài hòa

- Vết mổ khâu kín, thủng niêm mạc phía mũi bên kia không.

- Không chảy máu vết mổ.

3.5. Hậu phẩu

- Thăm khám rửa vết thương hàng ngày

- Theo dõi dấu hiệu chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng.

- Uống thuốc theo toa

- Cắt chỉ mũi sau 7 ngày.


V. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG

- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mũi hoặc nơi lấy vạt.

- Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.

- Hoại tử vạt.

- Sẹo co kéo

- Xử trí: Cắt lọc, làm sạch.

- Phẫu thuật lại nếu cần.


(Tham khảo chính  theo Quyết định số 3449/QĐ-BYT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.

We use cookies to personalize content and to analyze our traffic. Please decide if you are willing to accept cookies from our website.