PHẪU THUẬT HẠ MI TRÊN

PHẪU THUẬT HẠ MI TRÊN
Danh Mục Kỹ Thuật

PHẪU THUẬT HẠ MI TRÊN

02/01/2025

I. ĐẠI CƯƠNG

Mắt bị co rút cơ nâng mí trên khiến mắt bị trợn, nhắm không khít, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tính thẩm mỹ của gương mặt. Nếu để lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng mắt bị khô, giảm thị lực và gây nhức mỏi mắt.

Điều trị co cơ mí mắt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của từng người với thuốc. Trong đó, phẫu thuật hạ mi trên là phương pháp giúp nâng mí mắt và cải thiện thị lực hiệu quả.

Phẫu thuật hạ mi trên là một thủ thuật phẫu thuật làm giảm lực nâng của cơ nâng mi. Điều này có nghĩa là bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác để làm yếu đi cơ nâng mi, giúp cho mí mắt được hạ xuống một cách tự nhiên hơn.

 

II. CHỈ ĐỊNH

Dành cho những người có mắt bị co rút cơ nâng mí trên, mắt bị trợn, nhắm không khít.

 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng

- Có bệnh lý về giác mạc

 

IV. THĂM KHÁM - CHUẨN BỊ

- Chuẩn đoán: độ cao khe mi >10mm, mí trên vượt quá mống mắt gây lộ củng mạt.

- Đánh giá nguyên nhân và diễn tiến: bẩm sinh, bệnh lý (Basedow, liệt TK7 gây yếu cơ vòng mắt…), sẹo bỏng, sau phẫu thuật vùng mắt (sụp mi, tạo hình mi mắt, cắt u mí, bong võng mạc)

- Đánh giá co rút mi trên: nhẹ (co rút dưới 2mm); vừa (co rút 2-4mm); nặng (trên 4mm)

1. Người thực hiện

- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Bác sĩ ; 02 phụ phẫu thuật.

- Kíp gây tê: 01 BS gây tê; 01 phụ tê.

- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý

 

2. Người bệnh

- Bệnh án ngoại khoa.

- Thực hiện xét nghiệm cơ bản cho phẫu thuật gây tê (thời gian máu chảy, máu đông).

- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.

 

3. Phương tiện

Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình vùng mi mắt ,chỉ không tiêu Nylon 7/0.

 

4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 1h

 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Nằm ngửa

2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ vùng mi mắt.

3. Kỹ thuật:

Có nhiều cách phẫu thuật:

  • Cắt hoặc lùi cơ nâng mi kết hợp cắt cơ Muller
  • Đặt mảnh ghép (tự thân – sụn vách mũi, sụn tai, niêm vòm khẩu cái cứng, cơ vòng mắt, vách ngăn hốc mắt, củng mạc, cân đùi, màng xương hoặc nhân tạo)
  • Vạc cân vách hốc mắt
  • Cắt bỏ sẹo mi mắt, ghép da đầy cho nguyên nhân sẹo co rút hay cắt da mí quá mức
  • Cắt bỏ mối chỉ khâu rút cơ nâng mi cho nguyên nhân khâu rút cơ quá nhiều.

3.1. Điều dưỡng dụng cụ, KTV gây tê:

- Chuẩn bị NB:

  • Gây tê tại chỗ
  • Vệ sinh tẩy trang vùng mi mắt

3.2. Bác sĩ:

- Đo vẽ vùng phẫu thuật: Đánh dấu phần da cần phẫu thuật.

- Sát khuẩn: Sát trùng vùng cần phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn.

- Rạch da, bóc tách:

  • Tê tại chỗ Lidocaine + Adrenaline 1:100000
  • Rạch da theo đường vẽ
  • Bóc tách thấy rõ sụn mi, cân cơ nâng mi.

- Xử lý nguyên nhân: Tùy nguyên nhân, có nhiều cách

  • Cắt bỏ sẹo mi, giải phóng các chỗ dính sao cho bờ mi trở lại vị trí giải phẫu bình thường của nó. Ghép da dầy (sau tay, thượng đòn và mặt trong cách tay) và ghép da.
  • Cắt mớ chỉ khâu đính cơ nâng mi vào sụn mi, khâu lại cơ vào bờ trên sụn, siết chỉ nhẹ tay, có thể dùng mảnh ghép.
  • Cắt 1 phần cơ nâng mi khỏi sụn mi, cắt cơ Muller khỏi sụn mi.
  • Cắt toàn bộ cân cơ nâng mi, đặt và khâu mảnh ghép giữ cân này và bờ trên sụn mi
  • Cắt toàn bộ cơ nâng mi, tạo vạt cân vách hốc mắt khâu bờ dưới vạt vào bờ trên sụn mi.

- Kiểm tra, may da:

  • Chảy máu, máu tụ
  • Mắt nhắm kín, bờ mi trên về mức bình thường
  • Khâu da mí chỉ không tan 6.0
  • Đường khâu không căng
  • Mi mắt không biến dạng

- Hoàn tất:

  • Kiểm tra lần cuối: chảy máu, máu tụ
  • Băng cố định vết mổ.


 

VI. HẬU PHẪU - BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG

- Hậu phẫu:

  • Kháng sinh, giảm đau, kháng viêm uống trong 7-10 ngày
  • Thăm khám rửa vết thương hàng ngày, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, dấu hiệu tụ máu, dấu hiệu sinh tồn, nhiễm trùng vết thương.
  • Sau 7 ngày: Cắt chỉ khâu mí, đánh giá mức độ cải thiện sụp mi.
  • Theo dõi có hở khe mi, lật mí.

- Tai biến của gây tê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.

- Chảy máu: Chảy qua vết thương tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.

- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.

- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.

(Tham khảo chính  theo Quyết định số 3449/QĐ-BYT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.

We use cookies to personalize content and to analyze our traffic. Please decide if you are willing to accept cookies from our website.