PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỞ MI

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỞ MI
Danh Mục Kỹ Thuật

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỞ MI

02/01/2025

I. ĐẠI CƯƠNG

- Hở mi mắt là một tình trạng của mắt cụ thể là mi mắt không có khả năng khép kín lại ngay cả khi bệnh nhân đã chủ động nhắm mắt, nếu không được phát hiện và điều trị triệt để sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới thị lực của người bệnh.

- Phẫu thuật điều trị hở mi là phương pháp phục hồi cấu tạo giải phẫu mi nhằm giải quyết tình trạng hở mi

 

II. CHỈ ĐỊNH

Các tình trạng hở mi gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mĩ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các tổn thương chưa được điều trị ổn định 

- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật 

- chuyển khám chuyên khoa các nguyên nhân hở mi nghi do: khối u vùng mắt, hốc mắt.

 

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.

- Kíp gây tê: 01 BS gây tê; 01 phụ tê.

- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý

 

2. Người bệnh

- Kiểm tra thị lực, giác mạc, khô mắt, viêm nhiễm tại chỗ.

- Đánh giá mức độ sa nhão mi dưới (snap back test): dùng ngón tay kéo mi dưới ra trước và xuống dưới rồi buông ra. Mí về vị trí ban đầu ngay lập tức trong trường hợp bình thường. Mức sa nhão mi được ước lượng như sau:

  • Độ 1: mi dưới về vị trí bình thường sau 2-3 giây.
  • Độ 2: mi dưới về vị trí bình thường sau 4-5 giây
  • Độ 3: mi dưới về vị trí bình thường sau >5 giây
  • Độ 4: mi dưới không về ví trí bình thường được.

- Hở mi độ 2 cần phẫu thuật

- Làm vệ sinh tại chỗ

- Chụp ảnh tổn thương trước khi phẫu thuật.

3. Phương tiện

Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình vùng mắt

 

4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 1h

 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Nằm ngửa

2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ vùng mi mắt.

3. Kỹ thuật: Tùy thuộc nguyên nhân gây hở bờ mi

3.1. Hở mi do sẹo gây lật mi:

- Đánh dấu vùng có sạo mi và vùng dự định lấy da hay làm vạt da.

- Gây tê tại chỗ

- Rạch da cắt bỏ sẹo mi, giải phóng các chỗ dính sao cho bờ mi trở lại vị trí giải phẫu bình thường của nó.

- Khâu cò mi tạm thời:

  • Rạch kết mạc mi mắt trên và dưới tại vùng giữa bờ mi, dài 4-5mm, sâu khoảng 0,5-1mm, cách bờ mi khoảng 2mm.
  • Cắt 2 mẫu nhựa hay silicone để chêm mũi chỉ khâu.
  • Khâu trực tiếp 2 mép cắt mi trên và mi dưới xuyên qua sụn bằng chỉ vicryl 6/0. Mũi khâu đi theo thứ tự: miếng nhựa – da - sụn mi trên đến sụn – da mi dưới – nhựa, sau đó khâu vòng lại thành hình chữ U.
  • Siết mối chỉ

- Đánh dấu vùng bị khuyết da mi

- Lấy da ghép (Sụn tai, thượng đòn và mặt trong cánh tay) và ghép da vào chỗ khuyết da mi.

- Dùng vạt da tại chỗ nếu dùng khuyết da mi nhỏ.

3.2. Co rút cơ nâng mi:

- Phẫu thuật kéo dài cơ nâng mi: Bóc tách xuyên cơ vòng mi, bộc lộ cơ nâng mi và cắt một đoạn cơ nâng mi ra khỏi chỗ bám vào sụn mi trên. Vừa cắt bung từ từ chỗ bám cơ, vừa quan sát BN nhắm mắt kín hay chưa. Nếu mi vẫn co rút, tìm và cắt lỏng cơ Muller nằm ngay phía sau ocow nâng mi.

3.3. Hở mi trên do liệt dây VII (nhánh mi trên):

Có 2 phương pháp ánh dụng:

  • Khô cò mi
  • Làm yếu cơ nâng mi (Kéo dài cơ nâng mi)

3.4. Hở mi dưới do tuổi già, liệt dây VII 

- Khâu kéo cơ vòng mi

- Khâu rút ngắn sụn mi

- Đặt chỉ trước bản sụn

Kiểm tra: mắt đã nhắm kín, máu tụ, chảy máu.

Khâu lại da mi.

 

VI. HẬU PHẪU - BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG

Hậu phẫu:

- Tái khám: sau 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng.

- Tiếp tục đeo kính hoặc đeo mặt nạ che mắt lúc ngủ để nhắm mắt được che kín

- Tra thuốc mỡ và uống thuốc theo toa

- Theo dõi các dấu hiệu: Sốt, sưng đau, cộm mắt, nóng rát… để tái khám ngay.

- Còn hở mi: theo dõi và khâu lại nếu cần.


(Tham khảo chính theo Quyết định số 3449/QĐ-BYT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.

We use cookies to personalize content and to analyze our traffic. Please decide if you are willing to accept cookies from our website.