07/01/2025
I. ĐẠI CƯƠNG
Các biến chứng hay gặp sau mổ nâng mũi là chảy máu, nhiễm trùng, di lệch chất độn, dị ứng chất liệu. Phẫu thuật nhằm khắc phục các biến chứng
II. CHỈ ĐỊNH
Các người bệnh có biến chứng sau mổ nâng mũi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Bác sĩ; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây tê: 01 BÁC SỸ gây tê; 01 phụ
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Thực hiện các xét nghiệm thường quy trước phẫu thuật ( Công thức máu, thời gian máu chay, máu đông, sinh hóa, điện tim.,….)
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ tiêm chất làm đầy
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
3.1. Điều dưỡng dụng cụ, KTV gây tê, Bác sĩ:
- Chuẩn bị NB:
3.2. Bác Sĩ
- Sát khuẩn, trải săng:
- Rạch da, xử trí: Rạch qua đường rạch cũ. Đối vơi từng trường hợp xử trí.
- Kiểm tra:
- Đóng vết mổ nẹp mũi:
VI. HẬU PHẪU – BIẾN CHỨNG
- Rửa vết thương hàng ngày nếu dịch ra nhiều
- Theo dõi máu sắc dịch, tình trạng vết thương hàng ngày.
- Cắt chỉ sau 7-10 ngày.
- Tháo nẹp mũi sau 7 ngày
- Uống thuốc theo toa.
(Tham khảo chính theo Quyết định số 3449/QĐ-BYT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.