02/01/2025
I. ĐẠI CƯƠNG
Cắt lọc vết thương mi mắt là một quá trình loại bỏ mổ chết, dị vật lạ ra khỏi vết thương. Khâu vết thương mi mắt để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Khâu cắt lọc vết thương mi sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương mi mắt bị tổn thurong hoại tử và có dị vật có nguy cơ nhiễm khuẩn, gây biến dạng mi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến
tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.
IV. CHUẨN BỊ
- Rửa sạch, đánh giá vết thương vùng mi mắt
- Khám đánh giá có tổn thương kèm theo hay không (Nhãn cầu, thị lực, cơ vận nhãn, nâng mi, cơ vòng mi,…). Nếu có thương tổn kèm theo, NB cần khám chuyên khoa.
- Xử lí tùy loại vết thương nông hay sâu, to hay nhỏ.
VT chỉ mất da: khâu đóng trực tiếp hoặc vạt da cơ tịnh tiến, vạt xoay hoặc ghép da.
VT toàn lớp mi mắt:
Mất da ít hơn 25% bờ mi: khâu vết thương đơn thuần.
Mất da 33-50% bờ mi: khâu VT kèm cắt mở khe mi (canthotomy) cắt và lỏng khe mi (cantholysis) nhằm tránh căng đường khâu.
Mất da trên 50% bờ mi: vạt da tại chỗ hay lân cận
Ghép da sụn.
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Bác sĩ; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây tê: 01 BS gây tê; 01 phụ tê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình vùng mi mắt
4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 1h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ vùng mi mắt.
3. Kỹ thuật:
3.1.Điều dưỡng dụng cụ, KTV gây tê:
- Chuẩn bị NB:
3.2. Bác sĩ:
- Đo vẽ vùng phẫu thuật: Đánh dấu phần da vùng kỹ thuật.
- Sát khuẩn: Sát trùng vùng cần phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn
- Rạch da:
- Khâu tạo hình lại mi mắt:
- Kiểm tra:
- Hoàn tất:
VI. HẬU PHẪU - BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Hậu phẫu:
Kháng sinh, giảm đau, kháng viêm uống trong 7-10 ngày.
Thăm khám rửa vết thương hàng ngày.
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, dấu hiệu tụ máu, nhiễm trùng vết thương, thiếu máu nuôi hoặc bung mép vết thương.
Cắt chỉ sau 7 ngày.
- Tai biến của gây tê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng
- Chảy máu: Chảy qua vết thương tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý
- Hoại tử mép da một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo
(Tham khảo chính theo Quyết định số 3449/QĐ-BYT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.